Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Món khoai lang tốt cho bà bầu

Món khoai lang tốt cho bà bầu


Các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất.

1. Giá trị dinh dưỡng của các thành phần có trong khoai lang
Trong củ khoai lang bao gồm một lượng lớn tinh bột, các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt,magie, natri, kali,… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại “thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất”.
Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là loại thực phẩm rất tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khi so sánh, người ta cũng thấy khoai lang cung cấp một lượng năng lượng tương đương với cơm hay khoai tây. Việc ăn bổ sung khoai lang cũng là một cách bổ sung thêm bột đường và năng lượng.
Ngoài ra, của và rau khoai lang có còn những giá trị chữa bệnh nên từ lâu trong dân gian có nơi còn gọi khoai lang là " Sâm nam".
*Khoai lang có rất nhiều loại:
- Có loại củ to, vỏ trắng, ruột trắng hoặc ruột vàng sẫm,  ưu điểm là có nhiều chất tinh bột.
- Khoai lang bí: là loại củ dài, vỏ đỏ, ruột vàng tươi.
- Khoai lang Nhật:vỏ đỏ, ruột vàng rất thơm, ngon.
- Khoai lang ngọc nữ: vỏ tím, ruột tím…
Khi ăn, các mẹ nên chọn khoai vỏ đỏ, ruột vàng vì mùi vị thơm ngon, ở Đà Lạt giống khoai này còn được coi như đặc sản. Còn nếu các mẹ muốn dùng để giải cảm hoặc chữa táo bón thì nên mua khoai lang vỏ trắng, ruột trắng.
2.Những tác dụng tuyệt vời của khoai lang dành cho bà bầu
Kích thích tiêu hóa, trị táo bón
Hiện tượng táo bón là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
Chống viêm nhiễm
Các mẹ bầu trong thời kì mang thai thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của phụ nữ trong giai đoạn này bị giảm sút. Nếu thế các mẹ bầu hãy nhớ dùng khoai lang nhé. Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan có khả năng chống viêm nhiễm đấy các mẹ ạ!. Các nhà  khoa học trên thế giới đã nhận thấy tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang.
Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, có khả năng phòng ngừa và điều trị táo bón rất tốt cho bà bầu
Phòng chống cảm cúm
Vào những ngày thời tiết giá lạnh như thế này, ai cũng sợ mình có thể sẽ bị cúm và đặc biệt là các bà bầu. Khi bị cúm trong quá trình mang thai, các bà bầu thường rất lo lắng vì việc sử dụng các loại thuốc tây có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Trong khoai lang có một lớn beta carotene, giúp cơ thể chúng ta chế tạo đủ các tế bào bạch cầu, ngăn chặn sự nhiễm trùng do virus cúm gây ra.Vì vậy, nếu nhỡ không may bị cảm cúm, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, các mẹ hãy thử chế biến một vài món ăn hoặc dùng những phương thuốc từ khoai lang thử xem sao nhé!
Giải cảm sốt
Còn khi các bà bầu đã bị cảm sốt thì có thể sử dụng khoai lang trắng đã được phơi khô, kết hợp với gừng tươi, sắc uống hoặc nấu cháo khoai lang ăn.Cùng với đó là việc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, làm mát cơ thể để hạ nhiệt.
Cân bằng lượng đường trong máu
Những phụ nữ bị tiểu đường trong thời kì thai nghén thường rất băn khoăn không biết nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và con. Lúc này các chị em đừng quên món khoai lang vì chất carotenoid trong khoai lang có khả năng giúp cơ thể cân bằng lượng đường có trong máu. Lượng chất xơ hòa tan ở trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất  axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác.Những bà bầu có tiền sử tiểu đường nên quan tâm tới loại thực phẩm hữu ích này.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các bà bầu.Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.
Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì lượng collagen để làm săn chắc da và giảm thiểu sự phát triển của bệnh viêm khớp.
Quả thật, phụ nữ chúng mình chưa ngờ tới những công dụng vừa làm đẹp, lại chữa được bệnh rất hữu ích của khoai lang như vậy phải không?
Chữa viêm tuyến vú
Phụ nữ sau khi sinh thường bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa khiến hai bầu vú đau nhức, khó chịu. Các mẹ có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày. Đây là những bài thuốc chữa bệnh của Đông y, cách làm khá đơn giản mà lại có tác dụng rất tốt để làm thông sữa đó các mẹ.
3. Những lưu ý khi sử dụng khoai lang:
Lựa chọn:
Các mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt. Các mẹ lưu ý là chỉ nên chọn củ cỡ vừa, đừng tham mà mua củ to quá vì dễ bị xơ.
Cách bảo quản :
Nên để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon khoai sẽ bị hấp hơi, cũng tránh đặt khoai ở chỗ ẩm thấp vì khoai sẽ mọc mầm, khi ăn rất độc hại, không tốt cho cơ thể. Nếu các mẹ bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày để dùng dần
Sử dụng:
- Khoai lang chứa một lượng lớn vitamin A  (tổng hợp từ beta-carotene) vì vậy khi ăn quá nhiều khoai lang và liên tục sẽ dẫn tới việc thừa viatamin A  gây hiện tượng vàng da.
- Nên ăn khoai lang vào buổi trưa. Bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, làm trướng bụng. Vì vậy, các mẹ nhớ là không nên ăn lúc đói đâu đó.
- Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, nếu ăn thì nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
4. Các món ăn ngon, dễ làm từ khoai lang
Khoai lang luộc:
Cách chế biến khoai lang đơn giản nhất chính là món khoai luộc.Không những vậy món ăn đơn giản này có thể giúp các mẹ bầu giải quyết căn bệnh táo bón phiền phức một cách nhanh chóng nữa.
Để món khoai luộc thật ngon ngọt mà đơn giản các mẹ có thể áp dụng theo cách sau:
* Cho khoai vào nồi, thêm ít muối và nước cho vừa ngập khoai, luộc đến khi dùng đũa xiên mà khoai không bị nát. Chắt hết nước, đun một chút cho khoai hơi cháy sém là rất ngon và thơm.
Ngoài ra nếu ở nhà có nồi hấp cách thủy các mẹ cũng có thể làm theo cách sau:
* Cho khoai vào nồi có xửng để hấp, sắp những củ lớn phía dưới, củ nhỏ ở trên, để lửa lớn. Khi nước trong nồi sôi một lúc thì rắc đều lên khoai ít muối, hấp thêm vài phút rồi dùng đũa xiên qua để kiểm tra, khoai chín là được. Các mẹ cũng nhớ là việc hấp khoai giúp khoai ngọt hơn luộc đó nhé.
Khoai lang nướng
Một cách chế biến khoai rất đơn giản không kém đó là nướng khoai với lò vi sóng. Sau khi rửa sạch khoai, rồi để ráo nươc. Bật lò nướng hoặc lò vi sóng có chế độ nướng lên nhiệt độ 200 độ C, cho khoai vào nướng trong khoảng 45 phút. Đến khi xiên đũa vào thấy khoai mềm là được.Các mẹ lấy khoai ra để nguội, bóc vỏ và thưởng thức.
Thời tiết mùa đông lạnh giá, cầm trong tay một củ khoai lang nướng nóng hổi với mùi vị thơm, bùi còn gì thú vị nữa phải không các mẹ!
Chè khoai lang:
Nguyên liệu:
2 củ khoai lang
3 thìa canh đường
3 thìa canh bột báng
2 thìa canh bột sắn dây
5 thìa canh nước cốt dừa
Cách làm:
Khoai gọt vỏ, cắt miếng vuông khoảng 1.5cm x 1.5cm, đem hấp chín.
Bột báng cho vào nồi luộc đến khi bột nở và trong. Khi bột chín các mẹ vớt ra cho vào bát nước lạnh.
Sau khi khoai được hấp chín, lấy một nửa cho vào nồi nghiền nát. Nửa còn lại ướp với 2 thìa đường cho ngấm.
Nghiền nát khoai xong, cho thêm khoảng 3 cốc nước vào, khuấy thật đều,sau đó cho nốt phần đường còn lại vào,khuấy đều tay lần nữa rồi đặt lên bếp đun sôi.
Sau khi nồi khoai nghiền đã sôi,các mẹ hòa tan bột sắn dây với chút nước lọc, rót từ từ vào nồi, khuấy đều sao cho chè sánh là được.
Cho khoai đã ướp đường vào nồi chè, đun thêm khoảng 2 phút là được. Khi ăn các mẹ múc chè ra bát, thêm bột báng, nước cốt dừa.
Khoai lang chiên mật ong
Nguyên liệu:
 - 2 muỗng canh bột năng
- 3 - 4 muỗng canh mật ong
- ít vừng đen
- Dầu ăn để chiên.
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chậu nước ngâm có bỏ chút muối để khoai không bị thâm đen.
Sau 10 phút,các mẹ vớt khoai ra, để ráo nước. Cho khoai vào một túi nylon, thêm 2 muỗng canh bột năng, túm chặt túi để túi phồng lên và lắc nhẹ cho bột bám đều vào các miếng khoai.
Đổ dầu vào chảo,để dầu nóng rồi cho khoai vào chiên đến khi khoai vàng đều thì vớt ra giấy thấm dầu. Chú ý, khi chiên khoai các mẹ phải cho dầu ăn ngập khoai nhé!
Khi đã chiên hết khoai, cho khoai vào một chiếc bát hoặc nồi to, cho mật ong vào trộn đều.
Rắc vừng đen lên ít nhiều tuỳ thích. Lấy ra đĩa ăn nóng.

Đưa rau an toàn đến người tiêu dùng

Đưa rau an toàn đến người tiêu dùng

(Website HNDHY) - Sau khi UBND TP.Hà Nội phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2009-2015”, với những biện pháp triển khai tích cực của Sở NNPTNT Hà Nội, rau an toàn đã sát gần hơn tới người tiêu dùng.
Mở rộng diện tích trồng
Mục tiêu mà đề án đặt ra là đến năm 2015 đạt 5.000-5.500ha RAT. Hàng năm, Sở NNPTNT Hà Nội đã giao Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương rà soát, định vị các vùng sản xuất RAT tập trung để quản lý, giám sát và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT.
Đến năm 2012, thành phố đã đạt 3.800ha RAT (chủ yếu vùng chuyên rau), phân bổ ở 93 xã trọng điểm rau, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT. Năm 2013, thành phố đã định vị và sẽ mở rộng lên 4.500ha RAT, phân bổ ở 166 xã (tăng 700ha so với năm 2012). Phấn đấu đến năm 2015 đạt 6.000- 6.200ha RAT với sản lượng 320.000-350.000 tấn/năm. Theo ông Nguyễn Hồng Anh- Phó trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, để gây dựng thương hiệu RAT trên thị trường là cả một bài toán khó, phải thực hiện nghiêm túc từ khâu quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất RAT. Nông dân được đào tạo, huấn luyện về sản xuất RAT thông qua nhiều hình thức.
Nhiều giải pháp tiêu thụ RAT
Hiện tại, toàn thành phố có 58 cửa hàng, điểm bán RAT được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50-120kg/cửa hàng/ngày; 35 siêu thị đang tiêu thụ RAT, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50-120kg/ngày.
Để người tiêu dùng có lòng tin vững chắc vào các cửa hàng bán RAT trên địa bàn thành phố, từ tháng 9.2012, Sở NNPTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp triển khai dán tem nhận diện “RAT Hà Nội”. Trước mắt đã lựa chọn 29 cơ sở sản xuất RAT để thí điểm. Mỗi cơ sở được cấp một mã số đóng lên tem nhận diện để phục vụ tra cứu và quản lý nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT do địa phương sản xuất. Hệ thống mã số này được đưa lên sàn giao dịch cùng với số điện thoại của các cơ sở sản xuất để người tiêu dùng có thể tra cứu, kiểm soát nguồn gốc RAT. Đồng thời, để “nối” RAT đến người tiêu dùng, Sở NNPTNT Hà Nội có triển khai thêm hình thức cung cấp RAT tận nhà, người dân chỉ cần gọi điện đặt hàng. Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng - một người dân ở Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Trước đây, gia đình tôi thường phải ra điểm bán rau quả sạch tại 123 Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, nhưng khi có dịch vụ RAT đến tận nhà thì thuận tiện hơn nhiều”.
Ông Nguyễn Hồng Anh cho biết: “Để có nguồn sản phẩm an toàn đưa về Hà Nội nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện đầu ra cho phát triển sản xuất rau quả an toàn từ các tỉnh, đề nghị Bộ NNPTNT, UBND TP. Hà Nội và UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho công tác phối hợp, quản lý chất lượng sản xuất rau, quả tươi an toàn đưa về Hà Nội, đặc biệt hỗ trợ ở các khâu truy xuất nguồn gốc, phân phối, quảng bá tiếp thị và tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội”.
Theo danviet

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tiêu thụ rau an toàn: Cung chưa gặp cầu

Không phải đến bây giờ, câu chuyện về rau an toàn mới được người tiêu dùng và các ngành chức năng quan tâm. Cách đây cả chục năm, hàng loạt dự án rau an toàn với quy mô lớn nhỏ được xây dựng trên địa bàn tỉnh, nhưng rồi phần nhiều trong số đó đều gặp những vấn đề nan giải từ khâu sản xuất đến tiêu thụ.
Sản xuất rau an toàn không khó
Năm 2010, sau nhiều tính toán kỹ lưỡng, dự án rau an toàn Hòa Đình, phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) ra đời trong niềm hy vọng của đội ngũ làm nông nghiệp và khoa học tỉnh. Là người trăn trở với vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, đơn vị chủ nhiệm đề tài cho biết: “Do nhiều yếu tố, người dân đang mất niềm tin vào nguồn thực phẩm bị nhiễm độc tràn lan. Trong khi, sản xuất rau an toàn không khó, chỉ cần thực hiện đúng quy trình là làm được. Vì thế, dự án được triển khai với mong muốn đáp ứng nhu cầu cấp thiết về sử dụng thực phẩm sạch cho người dân”
Rau an toàn
Mô hình điểm này được xây dựng trên diện tích hơn 20 ha tại làng rau Hòa Đình - địa phương có truyền thống trồng rau lâu đời, với kinh nghiệm sẵn có và nguồn tiêu thụ ổn định. Một HTX được thành lập để đứng ra làm nơi kiểm soát cũng như thu mua rau cho nông dân. Sở Khoa học và Công nghệ đã đưa vào quy trình sản xuất rau chặt chẽ, với các khu nhà lưới hiện đại được trang bị hệ thống phun nước tự động. Đồng thời, nhiều kỹ sư của Trung ương và tỉnh đã về sát cánh cùng từng hộ để hướng dẫn chi tiết cho nông dân. Tất cả các khâu từ làm giống, phun thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian sinh trưởng, các loại chế phẩm sinh học để bón cây… đều được ghi vào nhật ký sản xuất. Sau khi thành phẩm, rau được đóng gói, dám tem, nhãn mác để đưa ra cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, HTX cũng lập một website riêng để quảng bá sản phẩm, cũng như thông tin chi tiết về từng hộ tham gia sản xuất rau an toàn.
Thế nhưng sau khi được giới thiệu ở hai cửa hàng, một tại chợ Hòa Đình và một tại chợ Suối Hoa, rau cứ ế ẩm không bán được. Người nông dân vốn dĩ không kiên trì và họ cũng không có khả năng kiên trì để chờ đến lúc bán rau có lãi, nên đã nhanh chóng bỏ quy trình này quay về lối canh tác cũ.
Rau an toàn chưa tiếp cận được người tiêu dùng
Phân tích về vấn đề này, ông Tân cho biết, có hai lý do cơ bản khiến người tiêu dùng vẫn còn thờ ơ với rau an toàn đó là giá thành và hình thức. Vì sử dụng các loại chế phẩm sinh học, chi phí sản xuất rau an toàn tốn kém hơn so với trồng rau theo hình thức thông thường. Do đó, giá bán sản phẩm rau an toàn cao hơn trong khi mã hàng lại không được đẹp bằng rau trôi nổi bán ở các chợ. Mặt khác, người tiêu dùng hiện nay chưa biết cách nhận diện đâu là rau an toàn, đâu là rau không đảm bảo. Quan sát bàng mắt thường tất nhiên ai cũng chọn những mớ ngon, mớ đẹp. Vì vậy, lượng tiêu thụ rau an toàn ở 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm rất thấp.
Về phía người tiêu dùng, trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nguyệt, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh bày tỏ nỗi băn khoăn: “Mỗi lần đi chợ tôi rất đau đầu, nhìn những mớ rau non mơn mởn là biết sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, vậy nhưng vẫn phải “nhắm mắt” làm ngơ, vì không mua không biết ăn cái gì nữa. Muốn mua rau sạch mà tôi không biết mua ở đâu”.
Nghịch lý trên đã diễn ra trong nhiều năm, người mua có nhu cầu cấp thiết, người bán có năng lực sản xuất, nhưng việc kết nối cung - cầu trong vấn đề rau an toàn vẫn còn là bài toán khó giải. Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Hoà Đình cũng chia sẻ: “Mặc dù hiện nay, đã có một số bếp ăn tập thể đặt hàng rau an toàn của chúng tôi, nhưng để cấp chứng nhận rau an toàn cho mỗi hộ vẫn còn nan giải. Bởi việc quản lý sản xuất rau an toàn là rất khó. Thực tế, dự án rau an toàn do Sở Khoa học và Công nghệ được triển khai trên phần đất của các hộ nông dân, HTX không thể yêu cầu họ tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình đã đặt ra. Chưa kể, chi phí phân tích các mẫu để đưa ra kết luận rau an toàn cho mỗi ruộng, mỗi lứa rất tốn kém. Vì vậy, chúng tôi chưa dám nhận đơn hàng, và nông dân vẫn tiếp tục sản xuất theo cách thủ công, mạnh ai nấy làm”.
Hiện nay, bản thân ông Hiện và HTX rau an toàn Hoà Đình rất mong muốn tiếp tục thực hiện dự án này. Vì vậy, ông Hiện cho rằng, cần có chính sách tạo điều kiện cho HTX hoặc doanh nghiệp đứng ra thuê đất, thuê nhân công để sản xuất rau theo sự quản lý chặt chẽ. Có như vậy, rau an toàn mới được cam kết chất lượng, từ đó, có cơ hội đến gần hơn với thị trường, giải toả phần nào “cơn khát” thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
 Huyền Thương

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Đậu đũa

Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ của đậu cowpea (Vigna unquiculata) được trồng nhiều ở Trung Quốc; vùng Đông Nam Châu Á như Thái Lan, Philippines; Nam Châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và mở rộng sang Châu Phi.
Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nước ngoài trong những năm gần đây là tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựa trên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị trường. Dạng trái cực dài, màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thái Lan và Hồng Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn, màu xanh đậm vì có nhiều trái/kg. Đậu xuất khẩu sang Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình, màu xanh nhạt.
Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng quanh năm, thuộc nhóm thân leo. Bộ lá phát triển mạnh, do đó có khả năng chịu hạn và chịu úng tốt hơn các loại đậu khác. Đậu đũa ưa ánh sáng mạnh, chịu được nhiệt độ cao(300C), nhiệt độ thích hợp 20 – 250C, thuộc nhóm cây ngày ngắn. Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu phải thoát nước, xốp, thoáng, tốt nhất là đất thịt nhẹ, độ pH 6 -7.
Giống và chọn giống đậu đũa


Có hai nhóm giống:
- Quả ngắn: chiều dài quả 20 – 30 cm, hạt dày, thịt quả chắc ăn ngon, sai quả.
- Quả dài: chiều dài quả > 30 cm, hạt thưa, thịt quả xốp ăn nhạt, lóng dài
Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại giống có năng suất cao, có tính kháng bệnh cao, thích hợp trồng các mùa trong năm.
Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu hoạch  là 50 – 60 ngày. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì thời gian thu hái sẽ kéo dài.
Chuẩn bị đất và làm giàn trồng đậu đũa


1/ Chuẩn bị đất:
- Đất được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng 10 – 15 ngày. Trong quá trình cày bừa nên kết hợp bón vôi cho đất để nâng độ pH, diệt mầm bệnh và giúp cho quá trình huy động dinh dưỡng về sau cho cây tốt hơn.
- Lên luống: luống cao hay thấp phụ thuộc vào tầng đất mặt và mực thủy cấp nơi canh tác.
Thông thường nên làm luống cao 40cm so với rãnh thoát nước, mặt luống rộng 0,8 – 0,9 cm, khoảng cách giữa 2 luống là 1 - 1,2m. Sau đó tiến hành bón phân lót và phủ bạt nông nghiệp nên sử dụng màng phủ nông nghiệp được làm bằng PE, dày 5mm, khổ 1,2m có 2 mặt sáng và tối. Mặt sáng giúp phản xạ ánh sáng, mặt tối giúp chống thoát hơi nước và hạn chế phát triển của cỏ dại, sâu bệnh. Phủ bạt xong tiến hành gieo hạt.
2/ Làm giàn:
Do có thân leo nên để đảm bảo năng suất cao cần phải làm giàn leo cho đậu đũa. Khi cây có 6 – 9 lá thật bắt đầu có vòi thì  bắt đầu làm giàn, giàn cao khoảng 1,5 – 1,8 m. Cắm cọc tầm vông (cây các loại) khoảng cách 0,5 – 0,6 m, sau đó phủ lưới (hoặc giăng dây) để  đậu leo giàn.
Trồng và chăm sóc đậu đũa


1. Mật độ và khoảng cách gieo hạt
1.1/ Chuẩn bị hốc gieo:
Cây cách cây khoảng 25-30cm. Hàng cách hàng 60 cm. Mỗi hốc gieo 2 hạt. Lượng hạt giống là 20 - 25 kg/ha(10.000 m2) với tỷ lệ nảy mầm 85- 95 % tỷ lệ nảy mầm thấp hơn thì lượng hạt giống tăng lên 30-35 kg/ha.
1.2/ Chuẩn bị hạt gieo và gieo hạt:
- Hạt sau khi mở khỏi bao bì nên ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong vòng 1 giờ, sau đó vớt ra, ủ vào khăn ẩm, cứ 24 giờ thì đem hạt ra phun bổ sung nước rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nức nanh thì đem gieo.
- Hạt được gieo trực tiếp vào hốc sâu không quá 1cm, lúc gieo hạt đặt mầm hạt úp xuống đất.
Gieo xong cần phủ bổ sung một lớp vật liệu mềm (tro trấu, xơ dừa...) lên bề mặt hốc gieo hạt để hạt nẩy mầm tốt và giúp bộ rễ cây con phát triển nhanh. Có thể rải ít thuốc Furadan để trừ kiến phá hoại cũng như một số côn trùng gây hại khác.
2. Trồng dặm:
Thông thường tỷ lệ hạt giống bị hư hại là 10 – 12 %. Vì vậy, khi cây phát triển được 1 lá thật thì tiến hành kiểm tra đồng ruộng để trồng dặm. Nên trồng dặm vào buổi chiều, trồng dặm tới đâu cần tưới nước tới đó để đảm bảo cây con phát triển bình thường. Cây trồng dặm cần được gieo trước một ngày so với cây trồng ngài đồng ruộng.
3. Phân bón và liều lượng bón
Loại phân và liều lượng bón tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Thông thường vùng đất nghèo dinh dưỡng thì nên bón cao hơn một chút để đảm bảo năng suất. Lượng phân bón và cách sử dụng sau đây tương đối thích hợp cho nhiều loại đất nói chung:
- Lượng phân bón tính cho 1.000 m2 đất trồng:
+ Vôi:  100 kg
+ Lân: 50 kg
+ Urê: 12kg
+ KCl: 36 kg
+ NPK : 50 kg (loại 16-16-8)
+ DAP : 7 kg
+ Phân chuồng: 1,5 - 2 tấn/ 1.000m2
- Cách bón:
* Bón lót:
Bón lót 100% phân chuông + 100% Lân + 100% Vôi + 75% KCl (27 kg) + 25% NPK(12,5kg)
* Bón thúc:
* Lưu ý:
- Vôi phải bón xử lý đất trước khi trồng 7 – 10 ngày trước khi trồng.
- Thời kỳ cây con  có thể phun phân bón lá 1- 2 lần giúp cây phát triển tốt thân lá, thời kỳ trước khi cây ra hoa rộ phun phân bón lá loại giúp cây ra hoa mạnh, thời kỳ nuôi trái phun loại phân dưỡng trái.
- Mỗi lần bón phân cần trộn lẫn các loại phân lại với nhau để bón. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều mát, sau khi bón thì cần  tưới nước ngay để cây không bị ảnh hưởng.
- Bón phân nên kết hợp với làm cỏ để tránh sự canh tranh dinh dưỡng cũng như thất thoát do bốc hơi hoặc rửa trôi.
4. Công tác phòng trừ dịch hại:
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ một số dịch hại nguy hiểm như:
4.1/ Nhóm sâu hại:
-  Rệp muội (rầy mềm) dùng  Supracide, Hopfa 41 EC, Sherzol, Sape … để trị, có thể dùng bẩy vàng (kích thước 30- 40 cm) khoảng 30- 40  cái/ 1.000m2
- Sâu đục quả có thể dùng Sherpa 25 EC 0,1%, Baythroid, Dipel, Regent, Cyper… để phun ngừa vào chiều mát theo liều lượng chỉ dẫn.
- Sâu khoang  dùng Cypermap, Cascade, Fenbis… để trị theo liều lượng.
- Sâu vẽ bùa dùng Fenbis, Sherzol, Sông Mã… để trị theo liều lượng
4.2/ Nhóm bệnh hại:
Lở cổ rễ, dùng Validacin, fúin M, Mancozep…để ngừa và trị bệnh
- Thán thư, dùng Mancozeb để trị
- Phấn trắng,  dùng Kumulus, Dithane, Funomil, Ridomil…
- Bệnh gỉ sắt (Uromyces Phaceolii) có thể dùng Anvill 5 SC, Till 250 ND, Bayleton 25 EC 
Thu hoạch đậu đũa


Sau khi gieo khoảng 50- 60 ngày  là có thể thu hái quả được, nếu chăm sóc tốt có thể thu được 10-11 đợt quả, quả to bằng chiếc đũa thì có thể hái được, lúc này hạt chỉ to bằng hạt thóc hay to hơn một chút. Hái cẩn thận để thu hái nhiều lần. Nếu để làm giống, chọn các quả to đẹp ở giữa cây để quả già, phơi khô cho vụ sau.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Của lạc

Lạc, còn được gọi là đậu phộng hay đậu phụng (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 3-50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7 cm và rộng 1-3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3-7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường dấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài cóhypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được dấu dưới đất. Trong cách gọi tên tiếng Việt, từ "lạc" có nguồn từ chữ Hán "lạc hoa sinh" (落花生) mà có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis".
Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit.
Kỹ thuật chọn giống lạc  
- Chọn những quả lạc to, hạt chắc, không dập nứt mỏ quả, không sâu bệnh, có tỷ lệ nảy mầm từ 80% trở lên.
- Trước khi gieo phơi lại quả giống, chỉ nên bóc vỏ trước khi trồng 1-2 ngày.
- Lượng giống cần dùng cho 1 ha từ 180 - 200 kg lạc quả. Các giống lạc quả to cần khoảng 210 -220kg/ha. 
Thời vụ trồng và một số yêu cầu kỹ thuật 
1. Thời vụ trồng
 Từ 15-20/1-20/2, chỉ nên trồng kéo dài đến 28/2. Các giống như Sen Nghệ An, Sen lai, V79, L14, L18, LO2, LO8, MD7 chỉ nên trồng đến 30/1.
 2. Kỹ thuật làm đất
- Chọn đất cát pha, thịt nhẹ, khi làm đất đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ, thoát nước.
- Ruộng trồng lạc nhất thiết phải lên luống. Mặt luống rộng từ 1-1,2m, chiều cao của luống từ 18-20cm, rãnh luống rộng 30cm. Lên luống rất thuận tiện cho việc chăm sóc
3. Mật độ và khoảng cách trồng
- Mật độ hợp lý từ 33 -41 cây/m2.
- Gieo theo hàng: với khoảng cách
30cm x 10cm x 1hạt (247.500 cây/ha)
30cm x 8cm x 1 hạt (307.500 cây/ha)
- Gieo hốc: với khoảng cách
30cm x 20cm x 2 hạt (247.500 cây/ha)
30cm x 15cm x 2 hạt (285.000 cây/ha)
- Độ sâu lấp hạt: từ 2-3cm, gieo xong nên nén nhẹ mặt luống
Kỹ thuật bón phân và chăm sóc cho cây lạc 
1. Lượng phân bón và cách bón
 * Lượng phân:
- Phân hữu cơ: 8-10 tấn/ha
- Phân urê: 55-75kg/ha
Phân vô cơ là phân đơn
- Supe lân (hoặc lân Văn Điển):
350-450 kg/ha
- Kali clorua: 80-120 kg
- Vôi: 300-500 kg/ha   
* Cách bón:
- Bón lót: toàn bộ lượng phân hữu cơ, phân lân và 1/2 lượng vôi.
- Bón thúc lần 1 (lúc lạc 3lá): 2/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
- Bón thúc lần 2 (lúc tàn lứa hoa đầu): 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng kali và 1/2 lượng vôi còn lại.
* Lưu ý: Bón thúc lần 1 nên bón xa gốc (8-10cm), bón thúc lần 2 kết hợp vun cao.
Phân NPK loại 5-15-10
- Bón lót: 20 kg phân ví sinh hoặc 400 kg phân chuồng/sào + 8kg NPK 5-15-10/sào.
- Bón thúc lần 1: 14 kg NPK 5-15-10/sào
-Bón thúc lần 2: 8 kg NPK 5-15-10/sào
2. Chăm sóc sau khi trồng
- Dặm cây: dặm cây mất sớm bằng hạt đã ủ nảy mầm.
- Xới xáo lần 1: lúc cây có 3 lá, xới nhẹ tay, sâu 3-4 cm trên toàn mặt luống, kết hợp bón thúc lần 1.
- Xới và vun cao: lúc tàn lứa hoa đầu, xới sâu 5-7cm toàn mặt luống, kết hợp bón phân lần 2, vun cao 3-5cm vào gốc lạc.
- Tưới nước: đảm bảo cho đất đủ ẩm. Chú trọng chống hạn khi lạc ra hoa, làm quả. Nơi có mưa giông vào tháng 4, tháng 5 chú ý chống úng cục bộ cho ruộng lạc.
- Phòng trừ sâu bệnh: nên trồng lạc luân canh với cây họ hòa thảo và các cây trồng khác, sử dụng giống chống chịu bệnh.
+ Phòng trừ sâu xám: lúc lạc nảy mầm đến khi cây có 3 lá bằng cách sử dụng Basudin 10H (Vibasa 50ND) để xử lý đất trước khi gieo trồng với lượng 25-30 kg/ha.
+ Phòng trừ rệp, sâu ăn lá từ lúc cây có 1 lá đến lúc làm quả.
+ Phòng trừ bệnh héo rũ: phát hiện sớm kịp thời nhổ bỏ những cây bị bệnh và sat trùng vị trí cây bị bệnh bằng vôi bột hoặc thuốc hóa học như Bavitin 50 FL (0,5kg/ha), Enxin 5,5 HP (1kg/ha).
Phương pháp thu hoạch và bảo quản 
- Thu hoạch: khi cây có 80% số quả có mặt trong lớp vỏ quả màu nâu đen.
- Phơi quả lạc: sau khi thu hoạch phải phơi ngay, không chất đống hoặc cho vào bao lâu, rải mỏng lạc, phơi liên tục 6-7 nắng, sao cho để khi nguội bóc vỏ dùng tay xoay nhẹ vỏ lụa tróc là được.
- Bảo quản: cất trữ lạc ở nơi thoáng mát, khô ráo để trong chum, vại hoặc trong bao hai lớp, cách ly hạt lạc với không khí đến mức thấp nhất
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp
 http://ruouduavn.blogspot.com/2013/08/bang-bao-gia-ruou-dua.html
http://bveget.com/index.php?route=ac_cms/article&b_id=42

Quả mận

Chi Mận mơ hay chi Anh đào (danh pháp khoa họcPrunus) là một chi của một số loài (khoảng 200)cây thân gỗ và cây bụi, bao gồm mậnanh đàođào và hạnh. Theo truyền thống nó được đặt trong họ Hoa hồng (Rosaceae) như là một phân họ là phân họ Prunoideae (hay Amygdaloideae), nhưng đôi khi được đặt thành một họ riêng của chính nó là Prunaceae (hay Amygdalaceae). Phân loại gần đây của Potter và ctv (2007) đặt chi này trong tông Amygdaleae của phân họ Spiraeoideae mở rộng.
Trong chi này có vài trăm loài, chúng phân bổ rộng khắp khu vực ôn đới của Bắc bán cầu.
Hoa của chúng thường có màu từ trắng tới hồng, với 5 cánh và 5 đài hoa. Hoa mọc đơn hay thành kiểu các hoa tán với 2-6 hoa hoặc nhiều hơn trên mỗi cành hoa. Quả của mọi loài Prunus là loại quả hạch với "hột" tương đối lớn. Lá đơn và thông thường có hình mũi mác, không thùy và có răng cưa ở mép lá.
Hoa đào và mai trắng (Prunus mume), hai loại hoa Xuân truyền thống ở miền Bắc Việt Nam thuộc chi này.

Giống mận và phương pháp nhân giống 
1. Giống mận
Mận chua: Danh từ chung để chỉ nhiều giống mận, trồng đã từ lâu ở miền đồng bằng. Quả chín đỏ hoặc vàng. Hoa ra sớm, đầu tháng 1 khoảng 1 tháng trước Tết âm lịch. Quả chín vào tháng 5, 6, chất lượng trung bình hoặc thấp vì không những chua mà có vị chát, đắng. Sản lượng khá nhưng cao thấp tùy năm và tùy nơi. Tính thích nghi mạnh.
Mận thép: Trồng phổ biến ở các xã ven sông Hồng vùng Yên Bái, Bắc Phú Thọ, có giống chín sớm ra hoa trước Tết quả chín vào đầu tháng 5, màu vàng, nặng 10-25g. Hạt nhỏ, thịt giòn, hơi chua.
Mận hậu: Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, M­ờng Kh­ơng tỉnh Lao Cai. Quả to khối lượng 20-30g. Khi chín màu xanh vàng. Thịt rất giòn, độ chua thấp nên vị ngọt. Khi chín quả nhũn nên không mang đi xa, và cũng không dùng đóng hộp được, là một loại chín trung bình ở các vùng cao. Đ­a xuống trồng ở các vùng thấp, lớn chậm, ra hoa kết quả khó.
Mận Tam Hoa: còn gọi là mận Quảng Đông, mới nhập sang Việt Nam khoảng hơn 10 năm. Tán cây hình ô, rỗng giữa vì không có thân chính. Quả tròn, màu vàng, ruột đỏ thắm, nặng trung bình 20-30g, quả to nhất nặng 60g. Chất lượng vào loại tốt nhất hiện nay, độ chua vừa phải (0,4-0,6%). Dùng làm nguyên liệu đồ hộp rất tốt.
2. Nhân giống
a) Dùng hạt
Nên bỏ phương pháp này và chỉ nên trồng hạt để sản xuất gốc ghép.
b) Dùng mầm rễ
Một đặc điểm của mận là rễ ăn nông; khi làm cỏ, l­ỡi cuốc chạm phải rễ, thì ở đầu rễ bật lên những cây con ở xa gốc mẹ có khi tới 4-4m, có thể đánh đi trồng. Cũng có thể đặt kế hoạch chặt đứt rễ để chủ động tạo ra các mầm rễ. Chú ý không áp dụng biện pháp này đối với các cây mận ghép vì gốc ghép là cây mận dại và mầm rễ cũng là của mận dại.
c) Ghép
Gốc ghép có thể là mận, đào, lê dại, cây chua chát, tóm lại những cây họ Hoa hồng.
Nên chọn gốc ghép tùy theo đất trồng; nếu đất sâu thoát nước và muốn mận chóng ra quả thì ghép lên gốc đào; nếu đất sâu, hơi hạn và không chua thì ghép lên gốc mơ, nhưng trường hợp này chậm ra quả và hay có hiện trạng gốc bé thân to, nếu đất hơi nông nhưng đủ độ ẩm và muốn mận sống lâu, tuy ra quả muộn một chút thì ghép lên gốc mận. ở miền Bắc Việt Nam, có lẽ ghép trên gốc mận chua là thích hợp vì:
- Dễ kiếm hạt.
- Hạt mận chua đã nhiệt đới hóa nên dễ nảy mầm.
Một số vấn đề cần chú ý khi ghép mận là:
1. Ương cây mận con từ hạt tuy dễ hơn đào nhưng khó hơn đa số các loại hạt khác. Phải phơi trong râm, ủ một thời gian ở cát ẩm độ 4,5 tháng sau đó mới nảy mầm được. Trong khi ủ, không tủ rác, không t­ới quá ẩm, vì dễ bị thối hạt. ở Lạng Sơn có một loại đào dại gọi là mắc phăng mọc bên suối, quả nhỏ, chất lượng quả kém, nhưng lấy hạt gieo mọc nhanh và nhiều hơn mận, vậy có thể là một gốc ghép tốt.
2. Mận chín tháng 6, hạt ủ từ tháng 7 đến tháng 10, đem trồng ở vườn ghép; tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau mới nảy mầm, nếu chăm sóc tốt thì tháng 7, 8, 9 năm sau mới ghép được, tức là sau khi trồng ở vườn ghép 9, 10 tháng; lúc này mắt ghép ở cây giống đã chín, ghép thuận tiện. Nếu gốc ghép còn bé, phải đợi lâu hơn nữa. Vì vậy nguyên tắc là phải chăm sóc gốc ghép thật tốt để gốc ghép lớn nhanh, chóng đạt tiêu chuẩn ghép.
3. Mắt ghép lấy ở cành xiên, tuổi từ 4 tháng đến 6, 7 tháng non hoặc già quá đều không tốt.
Vì mận ra nhiều cành, khi cắt cành để lấy mắt ghép, cành tốt nhất chỉ to bằng cây bút chì, thông thường bé hơn nên khóc bóc mắt. Vậy ở những vườn ­ơng lớn, khi ghép hàng vạn cây nên có các vườn gỗ ghép riêng nghĩa là những vườn mận trồng để lấy gỗ ghép làm giống không phải là vườn trồng để lấy quả; chăm sóc tốt vườn gỗ ghép để có nhiều cành, nhiều mắt đạt tiêu chuẩn.
4. Mận rất dễ ghép, ghép mắt hay cành đều được. Để tiết kiệm giống, nên ghép mắt, bóc vỏ bỏ gỗ đi. Nếu cành ghép quá nhỏ, khó bóc mắt có thể ghép cành, cắt vát rồi luồn xuống d­ới vỏ gốc ghép.
5. Thời vụ ghép: từ tháng 3, 4 đến tháng 9, 10 đều có thể ghép được. Tháng 3, 4 khó lấy mắt ghép vì đầu mùa mận đ­ơng ra hoa kết quả, ch­a ra cành mới và mắt ở các cành cũ thì phần lớn đều đã bật lên thành búp. Ghép tháng 6, 7 thì tuy dễ lấy mắt ghép, dễ góc vỏ nhưng độ nhiệt cao, m­a nhiều, tỉ lệ sống không cao. Thuận lợi nhất là ghép tháng 8, 9 cuối mùa m­a, cây còn nhựa, trời đã mát, vừa dễ lấy mắt ghép, vừa dễ sống.
6. Viện Cây ăn quả ở Phú Hộ và những người trồng đào chơi hoa Tết vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Hà Nội kiếm cây đào con hoặc mận con làm gốc ghép nh­ sau: tháng 5, 6 lên Sapa nhổ cây con mọc dại ở d­ới gốc cây đào hay mận. Mỗi chuyến đi một người có thể nhổ được hàng ngàn cây, cắt bớt lá, buộc từng túm mang về ­ơng, chỉ sau 3, 4 tháng là có thể ghép. Theo cách này không phải ủ hạt, nhưng cây con yếu, gốc ghép khó đạt tiêu chuẩn.
Mật độ và khoảng cách trồng 
Khoảng cách trồng 5m hoặc 5 x 4m (400-500 cây/ha). Đất xấu trồng mau, đất tốt trồng thưa hơn. Ghép lên gốc đào, cây mọc khỏe tán to, cũng trồng thưa hơn khi ghép lên gốc mận
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mận


1. Bổ hốc, đánh cây
Bổ hốc theo kỹ thuật thông thường và nên bổ sớm cho đất ải. Mận cũng như hồng là một cây rụng lá nên thời gian trồng thuận tiện nhất là tháng 12, 1 khi cây nghỉ Đông.
Thời kỳ này có thể trồng rễ trần nghĩa là đánh cây lên, rũ hết đất; nếu có đất bùn ao tốt nhúng vào rễ bùn sau đó bó từng bó 10, 20 cây sau vài ngày trồng vẫn có thể sống 100%.
Không thể trồng rễ trần các tháng khác khi cây đang sinh trưởng. Muốn trồng sống vào bất cứ thời gian nào trong năm nên ương cây trong bầu bọc polyetylen, 6-10kg đất, ghép khi cây còn ở bầu, bóc vỏ bỏ polyetylen khi trồng.
2. Đốn cành tạo hình
a) Chỉ có thể tạo hình trên cơ sở chăm sóc tốt cây con ngay từ đầu, cắm cọc chống khi cần để có thân chính thẳng. Cũng như các cây ăn quả khác, hãm ngọn thân chính để tạo nên 3-5 cành khung hay nhiều hơn tùy theo sức cây và chân cành khung trên thân chính phải cách nhau đều, khoảng 20-30cm.
b) Tạo quả. Cây mận rụng lá mùa Đông, lại có nhiều mắt, có khả năng bật thành cành lớn do đó mận là cây chịu đốn; vậy cành vượt, cành già bắt đầu khô, cành manh, đều có thể tỉa bớt, cắt bỏ từ chân cành. Tất cả các giống mận của ta đều thuộc loại mận Trung Quốc, nụ hoa ra nhiều nếu thụ phấn tốt không sợ thiếu quả mà thường hay xảy ra tình trạng quả ra quá nhiều.
3. Tỉa quả
Tỉa quả là một điều bắt buộc đối với mận vì:
- Quả sau khi tỉa đều, to và mã quả đẹp hơn nếu không tỉa.
- Tỉa quả là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa gãy cành (cành mận dòn dễ gãy).
- Tỉa quả giảm số công thu hoạch vì quả to, phân bố đều trên cành.
Phương pháp tỉa: có thể tỉa bằng tay, đợi đến tháng 4 khi quả đã to bằng hạt đỗ tương (đậu nành) thì tỉa. Nguyên tắc tỉa: không để chùm và quả nọ cách quả kia 4-5cm trên cành quả.
4. Bón phân, tưới nước, làm cỏ
Mặc dù mận trồng được ở đất xấu, cần phải bón nếu muốn đạt sản lượng cao. Tốt nhất trong điều kiện Việt Nam là phân chuồng để ải; số lượng khi trồng bỏ dưới hốc: 30-40kg.
Những năm sau bón tháng 12 khi cây nghỉ Đông. Sau khi cây ra quả, thời kỳ cần bón nhất là tháng 6, 7 sau khi thu hoạch.
Trong các yếu tố dinh dưỡng, đạm và kali cần nhất rồi đến lân. Lượng phân khoáng thường bón 300-500g/cây amôn sunfat khi cây chưa ra quả; 1-1,5kg khi cây đã có quả rồi. Tính ra NPK nguyên chất 1 hecta đương thu hoạch bón khoảng 100kg N, 100-150 P2O5, 150-200kg K2O.
Mận thường trồng ở đất gò, dốc, xa nước nên tập quán là trồng không tưới. Nếu trồng gần nhà một vài cây, tháng 3, 4 khi quả non đương lớn, và nếu trời hạn, tưới cho mỗi gốc một vài thùng nước rất có lợi.
Mận sợ cỏ vì rễ ăn nông, vì vậy lúc nào gốc mận cũng nên giữ sạch cỏ. Tốt nhất nên phủ rác quanh gốc, dưới tán cây, vừa chống cỏ, vừa giữ ẩm. Dùng cuốc xới cỏ quanh gốc thường làm đứt rễ, vì vậy khi có cỏ nên làm thật sớm khi cỏ chưa lớn để khỏi phải cuốc sâu và tốt nhất nên nhổ cỏ bằng tay.
5. Trừ sâu bệnh
Trên núi cao, với điều kiện khí hậu thích hợp, nhất là về nhiệt, cây mận mọc khỏe, không có sâu bệnh đáng kể. ở đây trồng giống mận chua, chống sâu sâu bệnh cũng khỏe, nên ít khi người ta bắt sâu phun thuốc. Nếu chăm bón tốt và nếu lại trồng những giống mận ngon quả to, sâu bệnh vẫn nguy hiểm. Những loại chính là:
- Bệnh chảy gôm: phổ biến ở đào, mận. Cách phòng: không đốn cành non, đặc biệt cành hơi to. Khi phải đốn, dùng cưa và dao sắc để vết thương chóng lành, phòng trừ sâu đục thân, sâu ăn vỏ cũng giảm bớt bệnh.
- Bệnh khô cành: mận Tam Hoa trồng ở vùng thấp hay mắc. Triệu chứng: cành nhỏ khô từng vết khi vết loang ra bao trùm cả cành thành một vòng thì lá và quả non đang lớn héo đi, lấy dao cạo vỏ thì thấy dưới vết khô gỗ biến màu nâu, ống dẫn nhựa bị tắc do đó cành héo. Có thể bệnh do một loại vi khuẩn gây ra. Phòng trừ bằng thuốc bordeaux ít tác dụng. Cắt cành khô đem đốt, tháng 12 khi cây ngừng sinh trưởng, làm giảm bệnh. ở trại Lý Nhân ghép lên mận chua, mận Tam Hoa ít bệnh hơn trồng bằng cành chiết.
- Bệnh nấm đỏ (Polystigma rubrum) ở Sapa, Mèo Vạc, đặc biệt những nơi ẩm lá mận bị hại thành từng vết tròn màu đỏ da cam có nhiều bào tử nấm. Trị bằng thuốc bordeaux rất có hiệu lực.
ở trung du và đồng bằng, những sâu chính hại mận có: xén tóc, mối, sâu róm ăn lá và quả non, sâu đục nõn, nhưng không có sâu nào đặc biệt nguy hiểm.
Thu hoạch và chế biến 
Mùa mận chín là tháng 5-6 ở đồng bằng, 7-8 ở miền núi. Xác định độ chín căn cứ vào màu sắc quả. Vị trí chuyển màu trước tiên là vết lõm ở đuôi quả nơi xa cuống nhất. Màu xanh nhạt dần chuyển sang vàng nhạt rồi vàng sẫm, đỏ hoặc tía tùy giống.
Hái xanh hai chín căn cứ vào mục đích sử dụng. Nếu để ăn tươi thì người ta hái sớm, nhiều ít tùy theo nơi sử dụng xa hay gần nơi sản xuất vì quả càng chín càng nhũn khó vận chuyển, và càng phải mang đi xa càng phải hái sớm khi mận còn hơi xanh. Chú ý điểm sau đây: mận để lâu trên cây không những hàm lượng đường tăng nhanh mà thể tích, khối lượng quả cũng tăng. Ví dụ mận Tam Hoa hái chín già so với khi mới chín cách nhau chỉ mươi ngày nhưng khối lượng có thể tăng tới 30%. Vì vậy hái sớm có thể là một nguyên nhân thất thu. Hái muộn quá thì ngược lại có thể làm cho cây yếu sức đi.
Hái xanh hay chín còn tùy giống, ví dụ mận Hậu Bắc Hà khi chín rất nhũn không mang đi xa được, do đó phải hái tương đối xanh. Nếu hái mận khi bắt đầu chín có thể bảo quản 10-15 ngày, quả mềm dần nhưng chưa thối.
Mận phơi khô phải hái lúc thật chín vì lúc này hàm lượng đường cao nhất. Chế mận khô có thể phơi, dùng nhiệt mặt trời, hoặc sấy ở lò. Độ nhiệt sấy lúc đầu là 50-60oC sau tăng dần lên nhưng không bao giờ được cao quá 72-73oC. Thời gian sấy vào khoảng 24-36 giờ và sau khi sấy độ ẩm chỉ còn khoảng 20%. 100kg mận tươi sau khi sấy còn khoảng 32-36kg mận khô.
Nguồn: Theo TT Tin học thống kê - Bộ Nông nghiệp

Nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá trong tháng 3/2012

Tại cuộc họp tổ điều hành thị trường trong nước mới đây, đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) và Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 1,37% là mức tăng thấp nhất 10 năm qua, từ đó tạo tiền đề để kiềm chế lạm phát của tháng 3.

Nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá trong tháng 3/2012

Tuy nhiên, tháng 3 vẫn có nhiều yếu tố gây sức ép tăng giá. Cụ thể, dịch cúm gia cầm bùng phát sẽ tác động đến nguồn cung và gây sức ép tăng giá đối với nhóm thực phẩm khác. Áp lực tăng giá xăng dầu, giá bán than tăng 10% từ 25-2 gây áp lực đầu vào cho những ngành phân bón, giấy, xi măng... Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng nhiều dịch vụ y tế cũng sẽ tác động đáng kể đến CPI. 
Tổ điều hành thị trường trong nước đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát. Cụ thể, đưa ra cơ chế xuất nhập khẩu linh hoạt đối với mặt hàng đường kính; tiếp tục thu mua lúa, gạo cho nông dân để tồn trữ trong khoảng thời gian ba tháng. Để bình ổn giá sữa, nên làm theo cách của TP.HCM bằng việc vận động những doanh nghiệp lớn cam kết chỉ tăng giá một lần trong năm hoặc không tăng giá khoảng sáu tháng. 
Theo nongnghiep.com.vn

Thu bạc tỷ từ lợn gà

Với doanh thu trên 1,2 tỷ đồng/năm từ nuôi gà, lợn chị Ngô Thị Nhân ở thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, là một trong 4 đại biểu đại diện cho các hộ ND SXKD giỏi ở Thừa Thiên - Huế sẽ về thủ đô dự Hội nghị NDSXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV.
Trong ngôi nhà mới xây khang trang, chị Nhân kể: Trước năm 2003 thu nhập của gia đình chị chủ yếu trông vào tiền công làm cơ khí của chồng và nghề may của chị. Chị bàn với chồng phải thay đổi cách làm ăn để đổi đời và đầu tư cho con cái một cuộc sống đầy đủ. Sau khi tìm hiểu một số mô hình kinh tế có hiệu quả trong huyện, vợ chồng chị quyết định vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi.
Mỗi năm doanh thu từ chăn nuôi của chị Ngô Thị Nhân đạt trên 1,2 tỷ đồng
Năm 2005, chị vay 20 triệu đồng Ngân hàng CSXH và 50 triệu đồng Ngân hàng NNPTNT đầu tư làm chuồng chăn nuôi lợn nái, gà đẻ trứng và mua lò ấp trứng. Thấy hướng đi này phù hợp, năm sau vợ chồng chị làm đơn xin xã cấp đất mở trang trại chăn nuôi. Được xã ủng hộ, chị đầu tư hơn 250 triệu đồng xây chuồng trại, mua con giống. Hiện, trang trại của gia đình chị có 1.500 con gà thịt, 500 cặp gà sinh sản, một lò ấp trứng có công suất 1.000 trứng/ngày, hơn 200 con lợn thịt và nái… đem lại doanh thu hàng năm hơn 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi hơn 300 triệu đồng.
"Để có thành công như hôm nay, vợ chồng tôi không bỏ một buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nào do Hội ND, ngành khuyến nông xã tổ chức; tham gia lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y do Hội ND tỉnh, huyện tổ chức. Những kiến thức đã học, tôi áp dụng thành công vào mô hình của mình"- chị Nhân chia sẻ bí quyết chăn nuôi của mình.
Theo chị Nhân, để chăn nuôi mang lại hiệu quả tốt nhất, cần tuân thủ việc cho ăn đúng giờ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xây nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, tiêm phòng đúng thời gian và thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của vật nuôi để điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp nếu vật nuôi chậm lớn, biếng ăn hoặc có biểu hiện bệnh tật... và phải làm hầm biogas để không ô nhiễm môi trường.
Không chỉ chăn nuôi giỏi, chị Nhân còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, giúp đỡ những người khó khăn. Chị tâm niệm: Mình xuất thân từ nghèo khó bây giờ có điều kiện, mình giúp đỡ bà con. Nhiều người giàu thì quê hương sẽ giàu”.
Theo danviet.vn

Hà Nội triển khai dán tem rau sạch

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp, HTX bán rau an toàn để thực hiện dán tem vào sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết và kiểm soát được sản phẩm.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục thực hiện đề án sản xuất, kinh doanh rau an toàn...; chỉ đạo và phối hợp với Công ty cổ phần XNK sản phẩm xanh Việt Nam tăng cường bán rau an toàn qua sàn giao dịch.
Mặt khác, UBND TP giao Sở Xây dựng đề xuất 10 điểm tại tầng 1 các toà nhà chung cư trên địa bàn thành phố có thể bố trí bán rau (báo cáo UBND TPN trước ngày 30/11/2012).
Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý, không để rau không an toàn không rõ nguồn gốc trà trộn vào các điểm bán rau an toàn của thành phố...
Hà Nội triển khai tem bán rau sạch

Trên đây là nội dung Thông báo số 323/TB-UBND của UBND TP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu về tiêu thụ rau, củ, quả vào trung tâm thành phố.
Thực tế, sau khi thực hiện Kế hoạch số 140/KH-UBND của UBND TP, các quận và doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện lưu chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả vào trung tâm thành phố; Tuy nhiên, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Theo đó, UBND TP yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận nội thành như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và doanh nghiệp, HTX tập trung hơn nữa thực hiện các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ trong Kế hoạch số 140/KH-UBND của TP.
Các quận trên cần tập trung tuyên truyền địa chỉ điểm bán rau để nhân dân biết, đến mua. Công việc này phải thực hiện thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh, mỗi ngày 2 lần vào các buổi sáng và trưa.
Ngoài ra, các quận tiếp tục rà soát các điểm bán rau an toàn trên địa bàn có điều kiện để tổ chức bán rau, bảo đảm vệ sinh, không gây ách tắc giao thông và phối hợp với các doanh nghiệp, HTX tổ chức đưa rau đến bán vào thời gian thuận lợi cho người mua, không gây cản trở giao thông vào giờ cao điểm; Đồng thời, rà soát, tìm địa điểm tại các khu chung cư, khu tập thể, nhà văn hoá... để tổ chức bán rau có thời gian ngắn trong ngày (từ 2 - 3 tiếng mỗi ngày) nhằm hạn chế ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt khác...
Sở Công thương có trách nhiệm tổng hợp các điểm bán rau an toàn để thông tin tuyên truyền để người dân nắm bắt được.
Liên quan đến việc nhận diện các điểm bán rau, tất các điểm bán rau phải có biển nhận diện theo mẫu đã được phê duyệt. Sở Công thương thực hiện việc triển khai đến các doanh nghiệp, HTX bán rau để thực hiện và kiểm tra việc treo biển nhận diện tại các điểm bán rau, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện. Trước mắt, Sở Công thương tạm ứng nguồn Quỹ Xúc tiến thương mại để triển khai việc hỗ trợ các biển nhận diện và phải chịu trách nhiệm hoàn thiện thủ tục theo đúng chế độ chính sách tài chính.
Theo báo Hà Nội mới