Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

10 sai lầm ngớ ngẩn khi chế biến rau xanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trên trang The Health, rau xanh cũng như các loại củ quả cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, do sợ hóa chất trong rau và một số thói quen khi chế biến khiến chị em nội trợ đang làm mất hàm lượng vitamin cần thiết vốn có trong rau xanh.
Rau xanh cung cấp cho chúng ta nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể.

1. Rau xanh để lâu
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người  đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

2. Bỏ đi phần giàu vitamin nhất
Một số thói quen chế biến rau xanh của chúng ta cũng làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong rau xanh. Ví dụ cách chế biến để giá ngọt, không chát bằng cách bỏ phần đỗ, giữ lại phần thân. Vì hàm lượng vitamin C ở phần đỗ nhiều gấp 2 - 3 lần thân giá.
Thói quen chế biến rau xanh không hợp lí làm mất đi hàm lượng vitamin cần thiết.

3.  Dùng lửa nhỏ xào rau
Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi xào rau không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Một số loại rau thích hợp với cách ăn “tươi sống” hơn ví dụ như dưa chuột, cà chua, xà lách.

4. Nấu xong rồi không ăn ngay
Thói quen ngâm rau sau khi tắt bếp sẽ làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi món ăn vừa nấu xong nên cho ra đĩa “đánh chén” ngay lập tức.
10 sai lầm ngớ ngẩn khi chế biến rau xanh 4
Rau để quá lâu, xào rau xanh với lửa nhỏ
5.  Chỉ ăn cái, bỏ nước
Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.  

6. Cắt rau xong mới rửa
Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
7.  Thời gian xào nấu quá lâu
Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Rau xanh rửa qua 3 nước chưa chắc đã an toàn.
8. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
9. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
10. Rửa rau 3 nước là sạch
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Nếu nghĩ chỉ cần nhặt rau sạch và rửa qua 3 nước trong chậu là có thể loại bỏ hết tất cả các chất bẩn, vi khuẩn có trong rau quả là hoàn toàn nhầm. Với cách rửa đó khó có thể loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
http://bveget.com/index.php?route=product/category&path=59_74
Bởi Thủy Anh tổng hợp | Webphunu.net

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Bán khui rượu dừa

Cách khui rượu dừa
Để mở rượu dừa cũng như mở rượu vang, ta cần có một cái khui thích hợp với trái rượu dừa có một lỗ khoan mồi cho chúng ra dễ dàng lấy được rượu bên trong để uống. 
Khui nhỏ gọn rất dễ dàng trong việc cất giữ bất cứ nơi nào trong ngăn bàn, giá để vật dụng gia đình.
 Khui có đế hợp lý chỉ cần tác dụng một lực vừa phải là bạn có thể lấy được lớp cùi bên trong. Thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của lỗ khoan và tiêu chuẩn của vòi giót. 
Hiện chúng tôi cung cấp bộ khui rượu dừa với chất liệu hoàn toàn bằng thép không gỉ ( inox 304 ). 
Hãy liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết

Nhà phân trực tuyến bveget.com
ĐT : 0983 265 215
Email : bveget@gmail.com

http://ruouduavn.blogspot.com/p/khui-ruou-dua.html

http://banruouduataihanoi.blogspot.com/p/khui-ruou-dua.html
http://bveget.com/index.php?route=product/category&path=59_76
http://bveget.com/index.php?route=product/category&path=59_77

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Dân phố đua trồng rau sạch

Trước đây, khi còn ở chung cư Linh Đàm, gia đình anh Trung có hẳn mảnh đất trồng rau sạch ở ngay trước cửa. Khi ấy dự án làm đường chưa được thông qua nên gia đình anh cũng như nhiều hộ dân quanh đó đã chia đất để trồng rau. "Ngày ấy, gia đình mình gần như không bao giờ phải đi chợ mua rau. Đất rộng nên rau gì cũng có, thậm chí còn có rau gửi cho anh em nữa", anh Trung chia sẻ.
Sau này, khi nhà nước thu đất để làm đường, anh cũng chuyển sang mua nhà ở Đại Mỗ (Từ Liêm). Đang quen được ăn toàn rau sạch nên gia đình anh đã mua nhiều hộp xốp về, dành riêng cả tầng thượng 20 m2 chỉ để trồng các loại như rau thơm, rau muống, rau cải bó xôi, gừng tỏi...
Vì gia đình thường uống nước chè xanh nên thay vì mua lá chè ở chợ về nấu sợ thuốc sâu, anh đã về quê đánh vài gốc chè tươi để trồng. "Nhìn mấy cây chè tươi tốt, ngắt từng lá chè tươi rồi hãm với nước đun sôi uống luôn mà thấy ấm cả lòng", anh tâm sự.
huhu-6788-1379306017.jpg
Ban công một nhà tập thể ở Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, với vườn rau sạch tự tạo. Ảnh: N.P

Kể từ khi con đường mới Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) được hoàn thành, gia đình bà Sáu cũng như người dân dọc con đường này đã tận dụng triệt để đất ở bên kia lề đường để trồng rau sạch. Ngày nào cũng hai lần sáng tối, mọi người quanh xóm hào hứng rủ nhau đi tưới nước, bắt sâu rau. Song, vì rau trồng ngoài đường nên không tránh khỏi bị mất trộm. "Thỉnh thoảng tưới rau buổi sáng, thấy ngọn rau thơm bị vặt sạch, tiếc lắm. Chắc nhà nào đi làm về muộn quá không kịp ra chợ nên ‘hái tạm’", bà Sáu hài hước nói.
Song, không phải nhà ai cũng có đất rộng và không gian thoáng đãng để trồng rau sạch. Với những gia đình nhỏ hẹp, họ chọn phương án trồng rau hiện đại - mua máy trồng rau mầm, hoặc tự trồng giá đỗ với một vài dụng cụ đơn giản như cái nồi thủng lỗ (hoặc rổ) và chiếc khăn bông to (hoặc bao tải).
"Mình rất thích ăn giá đỗ, nhưng mua ngoài chợ nhiều hóa chất quá nên đã quyết tâm trồng tại gia với cách thức rất đơn giản - trồng trong nồi. Sản phẩm nhìn hơi gầy nhưng được cái rất ngon và giòn", Thanh, nhân viên văn phòng ở Cầu Giấy cho biết.
rau-1-8232-1379306017.jpg
Sản phẩm giá đỗ đầu tay của chị Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: NP

Không dừng lại ở việc trồng rau tự sản tự tiêu, sau khi quảng cáo cho bạn bè, một số bạn của Thanh còn đặt hàng tới tấp. Vậy là kế hoạch "kinh doanh" nhen nhóm trong đầu cô. Kết quả là Thanh vừa có rau sạch để ăn, lại kiếm thêm được ít lợi nhuận. "Một động lực không nhỏ giúp mình tiếp tục với nghề nông tại gia", Thanh nói.
Hoặc như gia đình chị Hoa ở tập thể Kinh tế quốc dân (Hà Nội), vì không có chỗ trồng rau nên chị chọn cách trồng một vài loại cây gia vị như gừng, tỏi, rau thơm và cà chua. "Gừng tỏi thì nhà mình được ăn thường xuyên, cà chua trồng cho vui cửa vui nhà là chính. Ớt thì trồng vui vậy thôi mà quả nhiều đáo để", chị Hoa cho biết.
Phần lớn mọi người đều chọn cách trồng rau sạch, nhưng Linh (sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội) lại chọn cách trồng nấm. Chia sẻ về việc này, Linh cho biết, cô chỉ cần mua bịch meo nấm đã cấy sẵn về rồi treo cả túi đó lên nơi có độ ẩm cao, tránh ánh sách trực tiếp, tưới nước đều đặn 3 lần một ngày. Những khi trời nắng to có thể tưới nhiều hơn. Khi nấm bắt đầu nhú ra thì rạch túi để nấm có thể chui ra ngoài. Chỉ sau 3 ngày, cô có thể thu hoạch. "Nếu có thời gian, hãy trồng từng bịch nấm luân phiên để ăn dần, thậm chí còn làm quà tặng bạn bè nữa. Đảm bảo đây sẽ là món quà rất ý nghĩa đấy", Linh cười nói.
Xu hướng tự trồng rau sạch có từ vài năm nay và âm thầm lan tỏa ở khắp Hà Nội. Mọi người trồng rau ở bất cứ chỗ nào có thể, từ mảnh đất bỏ hoang chưa sử dụng ở các khu đô thị như Linh Đàm, Mỹ Đình, Trung Yên... hay đất lề đường ở dọc các tuyến phố vắng, cho đến các hộ gia đình sống trong biệt thự trồng rau trước sân nhà, trên tầng thượng...
Thú trồng rau chờ ngày "hái quả" vui là thế, song không phải ai cũng thành công. Anh Dũng (Xuân Mai, Hà Nội) thấy mọi người trong công ty đua nhau trồng rau sạch, trao đổi mầm giống náo nhiệt nên cũng xin một ít hạt giống rau cải cho vợ trồng. Về nhà, hai vợ chồng anh hào hứng đi mua đất, hộp xốp, bay, rồi mang lên sân thượng tầng 4 để ươm mầm giống. Nhưng chỉ sau hai tuần hào hứng, việc leo lên leo xuống 4 tầng cầu thang khiến vợ chồng anh thực sự nản.
"Mới đầu mình háo hức lắm, sáng ngủ dậy leo lên xem hạt giống nảy mầm chưa, chiều về vội vàng lên tưới nước ngắm nghía... hộp đất xốp. Nhưng chỉ sau 2 tuần, mưa bão làm mầm cây bị nát hết, cộng với việc leo nhiều cũng ngại, thành ra sau một thời gian vợ chồng lại hì hụi... dọn đống phế thải", anh Dũng cười nói.
Hay như gia đình chị Hương (Mỹ Đình, Hà Nội), chăm chút rau dền trong chậu rất cẩn thận, tưới nước đầy đủ, nhưng không hiểu sao cây cứ lên được một gang tay là tự già đi, thân cứng đơ lại, không phát triển được. Chị còn gieo cả hạt rau húng, nhưng đến nửa tháng vẫn không thấy hạt nào nảy mầm. "Đến giờ mình vẫn không hiểu lý do vì sao rau húng không thể nảy mầm. Hì hục trồng bốn chậu rau, nhưng chỉ thu hoạch được duy nhất chậu mùng tơi", chị Hương nói.
Theo những người trồng rau có kinh nghiệm, muốn làm "nhà nông" ở phố quả thực không đơn giản. Trước khi có ý định trồng rau sạch, bạn hãy lưu ý các vấn đề liên quan như loại hạt giống, loại đất, trồng vào mùa nào thì phù hợp, kỹ thuật tưới... Bởi mỗi loại rau phù hợp với môi trường sống cũng như độ ẩm, ánh sáng khác nhau. Đừng vội chạy theo trào lưu mà quên học kỹ thuật cơ bản, thành ra "xôi hỏng bỏng không".
Thế Đan

Hà Nội vẫn “khát” rau sạch



(Website HNDHY) - Tại thời điểm này, lượng rau dự kiến “đổ” về Hà Nội không thiếu, song theo đánh giá, Hà Nội vẫn đang rất “khát” rau sạch.
Theo kế hoạch, hôm nay (30.1), Hà Nội sẽ ký kết hợp đồng với các tỉnh lân cận để cung cấp rau, thịt sạch cho người dân thủ đô dịp Tết Nguyên đán.
Đảm bảo đủ nguồn cung rau
Hà Nội vẫn “khát” rau sạch
Có mặt tại các khu vực sản xuất rau lớn chuyên cung cấp cho Hà Nội như Đông Anh, Gia Lâm, Vĩnh Phúc, Hải Dương… những ngày này, chúng tôi đều bắt gặp cảnh người dân đang tất bật ra đồng chăm sóc rau.
Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (Gia Lâm) cho hay, mặc dù diện tích đất trồng rau của xã thường xuyên giảm, nhưng bù lại nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng rau, nên sản lượng vẫn ổn định. Hiện tại, mỗi ngày cả xã Văn Đức cung cấp cho Hà Nội từ 30-35 tấn rau các loại như bắp cải, súp lơ xanh, trắng, đậu trạch, cải xanh… Do giáp tết, nên giá các loại rau mấy ngày nay đã tăng lên nhanh chóng, giá rau đã bắt đầu tăng đáng kể.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên NTNN, dù giá có tăng, song người nông dân vẫn không được hưởng lợi, mà chủ yếu vẫn là “lấy công làm lãi”. Ông Phạm Văn Nghị- một nông dân trồng rau ở Vân Nội, Đông Anh cho biết, giá rau bán tại ruộng cho các thương lái chỉ tăng từ 2.000- 5.000 đồng/kg tùy loại rau chứ không tăng đột biến như ở các chợ nội thị.
Theo số liệu của Sở NNPTNT Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 12.041ha sản xuất rau, tập trung ở 22 quận, huyện, thị xã với 40 loại rau, củ, quả khác nhau, sản lượng ước đạt 570.000 tấn/năm. Cho đến nay Hà Nội có 25 dự án xây dựng vùng sản xuất RAT tập trung, với tổng diện tích 1.652ha, trong đó mới chỉ có 9 dự án đã triển khai với 403ha. Diện tích RAT trên vẫn còn quá ít để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rau sạch của người dân thủ đô.
“Thương lái ở các chợ lợi dụng cơ hội thời tiết rét để tăng giá chứ nông dân chẳng được lợi”- ông Nghị tâm sự. Khảo sát tại các địa bàn khác của Hà Nội như Hoài Đức, Thanh Trì, Sóc Sơn… cũng cho thấy, lượng rau xanh mà người dân chuẩn bị đang khá dồi dào. Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, để chuẩn bị rau cho tết, Hà Nội đã chủ động tăng diện tích trồng rau lên 12.000ha, đáp ứng 60% nhu cầu tiêu thụ rau ở Hà Nội, 40% lượng rau còn lại sẽ được nhập từ các tỉnh lân cận. Cho nên, có thể khẳng định, tết này Hà Nội sẽ không thiếu rau.
Ông Nguyễn Hồng Anh – Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, đến Tết Nguyên đán, sản lượng rau Hà Nội sẽ ổn định ở khoảng 70.000 – 80.000 tấn, đủ đáp ứng cho nhu cầu rau xanh của người dân Hà Nội, với lượng rau này, giá cả chỉ nhỉnh hơn năm ngoái khoảng 10 – 15%. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quang Đồng- Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương, mặc dù ảnh hưởng của bão số 8, nhưng Hải Dương đã chuẩn bị đủ lượng rau phục vụ tết tại thị trường trong tỉnh và sẽ cung cấp cho cả Hà Nội.
Người dân vẫn “thèm” rau sạch
TS Lê Quốc Doanh - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, với diện tích và sản lượng rau như hiện nay, dịp Tết Nguyên đán lượng rau xanh cơ bản đủ cung cấp cho thị trường. Riêng TP. Hà Nội dự báo thiếu khoảng gần 200.000 tấn rau. “Tuy nhiên, các địa phương khác ở khu vực đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương… sản lượng rau đều dư thừa từ 30 - 50%, vì thế, có thể cung cấp đủ cho Hà Nội”- ông Doanh khẳng định.
Ghi nhận của phóng viên NTNN cho thấy, thời điểm này, dù nỗi lo thiếu rau tết đã được giải tỏa, song người tiêu dùng Hà Nội vẫn đang rất cần rau sạch. Chị Nguyễn Thị Long, ở ngõ Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đã nhận bán rau an toàn (RAT) gần tháng nay cho hay: “Tôi chủ yếu lấy RAT ở Lĩnh Nam và Song Phương, trung bình mỗi ngày tôi tiêu thụ khoảng 20 chiếc bắp cải, 20kg rau cải xanh, 15kg cải ngọt... Từ khi dán biển RAT, hàng bán chạy và chúng tôi bán cũng có lãi hơn. Nhưng khổ nỗi, nguồn cung cho mặt hàng này rất phập phù, không đủ bán cho khách hàng”.
Khảo sát tại một số điểm bán RAT ở Cầu Diễn (Từ Liêm), chợ Cầu Giấy, Nghĩa Tân (Cầu Giấy), chợ Thành Công (Đống Đa)… cho thấy, hầu hết các điểm đều bán RAT đều rất chạy hàng. So với giá rau thường, RAT có giá cao hơn khoảng 1.000 – 2.000 đồng/mớ hoặc 3.000 – 5.000 đồng/kg tùy theo từng loại rau, củ, quả. “Điểm RAT còn quá ít, nhiều khi chúng tôi đi tìm mua RAT mỏi mắt mà không được. Theo tôi cần đặt thêm nhiều điểm RAT tại các khu vực nội đô, đồng thời quản lý chặt nguồn hàng và các điểm bán, tránh tình trạng người dân mất tiền mua đắt mà vẫn bị ăn rau bẩn” – chị Hoàng Thị Hạnh nhà gần chợ Nghĩa Tân bày tỏ.
Được biết, để cung ứng sản phẩm RAT tới tay người tiêu dùng, Sở NNPTNT Hà Nội đã phối hợp với Công ty VietXan xây dựng và vận hành “Sàn giao dịch rau, quả và thực phẩm an toàn” với tên miền là: www.sanbanbuon.vn, đồng thời dán tem chứng nhận 29 cơ sở sản xuất RAT tại các huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Hoàng Mai… Sàn giao dịch sẽ cung cấp cho người trồng rau, cũng như người tiêu dùng xuất xứ của các loại rau, củ, quả giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hơn.
Ngoài ra, trong quý I năm 2013, TP. Hà Nội đã triển khai thí điểm dán tem chứng nhận RAT cho 300 cửa hàng bán rau an toàn tại các khu dân cư trên địa bàn.
Theo danviet

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Mua rượu dừa tại Hà Nội


Ở Hà Nội, các bạn sẽ rất khó khăn để tìm một nơi bán rượu dừa và càng khó khăn hơn khi không biết đâu là loại rượu dừa uy tín và có chất lượng. Chính vì vậy chúng tôi xin trân trọng giới thiệu rượu dừa Mạnh Việt. Một loại rượu dừa độc đáo được đóng trong nhưng trái dừa  làm theo phương pháp cổ truyền lên men và bảo quản trong trái dừa còn nguyên. khi đưa lên miệng thưởng thức có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu...
Nhận giao hàng tận nơi, nhanh chóng và tiện lợi
Hãy gọi cho chúng tôi với niềm đam mê của bạn
Liên hệ với chúng tôi:
ĐT: 0906 215 033

Hội những người thích uống rượu dừa

Hội những người thích uống rượu dừa
Hội nhóm những người thích rượu dừa. Bveget là nhà cung cấp rượu dừa hàng đầu tại Hà Nội. Sản phẩm đã đi vào từng ngóc ngách và trong mỗi gia đình, Tạo một thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Mùa đông về, khó có thể bỏ qua một loại thức uống đặc biệt đến như thế. Rượu dừa Bveget sẽ làm một người bạn đồng hành trong mỗi bữa ăn, trên mỗi chuyến đi và trong các kỳ nghỉ. 
    Cũng chẳng biết tự lúc nào thưởng thức rượu dừa trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Người ta có thể đun nóng hoặc cũng có thể để lạnh và càng có thể uống trực tiếp rượu dừa. Mùi thơm phức của trái dừa Bến Tre, vị nồng nồng cay cay của men rượu, phảng phất đâu đó cái tình quê khiến rượu dừa trở nên nồng nàn và quến rũ. Chả thế mà nười ta có câu " Đất thấp trời cao bao tri kỷ. Rượu trong dừa nước tựa núi sông ". Đất trời và sông núi, tri kỷ cũng ví như rượu với dừa. Hẳn cái hình ảnh đó khó có thể tách rời được
   Tại Hà Nội chúng tôi nhận giao hàng tận nơi cho mỗi đơn hàng từ 5 quả trở lên vào bất kỳ thời gian nào trog ngày và bất kể lúc nào trong tuần.  

Nhà phân phối trực tuyến Bveget.com
ADD : Nhà số 12, ngõ 1 P.Nhân Hòa,Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Mob  : 0983 265 215
Email : bveget@gmail.com
Web: www.bveget.com